Nguồn gốc, Ý nghĩa, Công dụng, Cách trồng hoa mai ngày tết ít ai biết

Theo dõi Tangquatet.vn trên Google News

Vì sao hoa mai lại là biểu tượng của ngày Tết của người Việt? Đó là lí do mà Tangquatet.vn muốn đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về ý nghĩa của hoa mai để hiểu hơn về văn hóa người Việt. Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa cũng như cách trồng hoa mai chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Giới thiệu về hoa mai và nguồn gốc của cây mai

Cây hoa mai thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học Ochna integerima còn được gọi là cây hoàng mai. Cây mai rất được yêu thích vào dịp Tết Cổ Truyền Việt Nam đặc biệt là miền Nam.

Hoa mai mùa xuân
Hoa mai mùa xuân

Ở Việt Nam hoa mai có nhiều ở những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Ngoài ra cây mai cũng phân bố nhiều tại các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long, và tại cao nguyên cũng có nhưng số lượng ít hơn.

Nguồn gốc của cây mai

Nguồn gốc của cây mai là từ Trung Quốc. Hoa mai đã xuất hiện ở Trung Quốc cách đây hơn 3000 năm trước. Giống như theo ghi chép của Phí Cung Ấn đời Minh ở sách “Trân hương bảo ngự” nói rằng: “Đắc Kỷ ái lãm hàn mai. Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi”. Dịch ra có nghĩa là Đắc Kỷ rất thích ngắm hoa mai trong giá lạnh. Trụ vương cũng thường đội tuyết cùng ngắm.

Từ thời xưa, người Trung Quốc rất yêu thích hoa mai và xem Mai, Tùng, Cúc thuộc nhóm “Tuế hàn tam hữu”, còn coi hoa mai chính là quốc hoa.

Nguồn gốc hoa mai Tết
Nguồn gốc hoa mai Tết

Ban đầu, hoa mai được đặt với những cái tên nghe rất hoa mỹ và dựa trên đặc trưng của hoa như “Yên chi mai” – loài hoa mai có màu đỏ hồng, “Thủy tiên mai” – loại hoa mai 6 cánh tròn giống như hoa thủy tiên, “Lục ngạc mai” tức loài mai có đài hoa màu xanh đậm. Nhờ vào đặc điểm rụng lá vào cuối mùa đông, nở hoa khi đầu mùa xuân nên cây mai thường được trồng làm cây cảnh trưng vào dịp Tết Nguyên Đán ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Hoa mai có những loại nào?

1. Hoa mai Hạnh Mai

Có tên khoa học là Prunes Mume và tên khác là cây mai mơ. Nó có chiều cao thấp hơn nhiều loài cây khác, chỉ khoảng 6 – 9m. Lá của cây mai mơ bản rộng và có hình bầu dục, nhọn ở đầu và có răng cưa. Mai mơ 5 cánh thường có 2 sắc màu nổi bật là trắng và hồng. Khi non thì quả màu xanh, khi chín sẽ có màu vàng và có vị chua chua ngọt ngọt.

Cây mai ngày Tết - Hạnh Mai
Cây mai ngày Tết – Hạnh Mai

2. Hoa mai Bạch Mai

Bạch Mai có chiều cao tối đa là khoảng 15m, được trồng chủ yếu ở vùng núi Bà Đen – Tây Ninh, Bến Tre, Hà Tiên. Bạch mai có hoa màu trắng tinh khiết, gồm 6-8 cánh dày, hơi tròn, nhụy vàng và khá giống như hoa sứ. Một nhược điểm của loài mai trắng này khá khó trồng và chăm sóc.

Ý nghĩa của hoa mai Bạch mai – đại diện cho những người quân tử mạnh mẽ, kiên trung, hiếu tháo

3. Hoa mai Mai Tứ Qúy

Mai Tứ Quý có tên gọi khác là cây mai đỏ và tên khoa học là Ochna Atropurpurea. Đây là loài hoa kiểng không chỉ nở vào màu xuân mà có thể nở quanh năm. Đặc biệt hơn, cây mai này nở hoa 2 lần, lần đầu màu vàng, lần sau màu đỏ. Lúc đầu nở, hoa mai có 5 cánh vàng tươi sẽ rụng hết khi tàn, còn 5 đài hoa chuyển sang đỏ sẫm và úp vào như búp ôm lấy nhụy hoa.

Ý nghĩa của cây mai tứ quý -  Biểu tượng của sự sức sống mãnh liệt, mang lại tài lộc, may mắn và hạnh phúc đến cho gia chủ
Ý nghĩa của cây mai tứ quý – Biểu tượng của sự sức sống mãnh liệt, mang lại tài lộc, may mắn và hạnh phúc đến cho gia chủ

4. Hoa mai Hoàng Mai

Là loại cây mai vàng, có tên khác là Lạp mai. Hoa của cây Hoàng Mai có 5 cánh nhỏ nhắn, có màu vàng tươi rực rỡ. Cây có tên Lạp mai vì cây mai này mỗi năm chỉ nở một lần vào cuối tháng chạp âm lịch.

Ý nghĩa của hoa mai vàng tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý
Ý nghĩa của hoa mai vàng tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý

5. Hoa mai Hồng Mai

Hồng Mai có tên khoa học là Jatropha pandurifolia thuộc cây thân gỗ, chiều cao của cây chỉ khoảng 1 – 4cm. Lá cây màu xanh thẫm, mọc đơn lẻ và xẻ thùy. Hoav5 cánh, màu hồng xinh và nhị hoa vàng tươi. Hoa mọc thành cụm ở các đầu nhánh, hoa nở rải rác quanh năm chứ không chỉ vào mùa xuân. Quả khi chín thì có màu nâu đen.

Ý nghĩa của hoa mai - Hồng mai mang lại hương sắc vui tươi và mới mẻ cho gia đình
Ý nghĩa của hoa mai – Hồng mai mang lại hương sắc vui tươi và mới mẻ cho gia đình

6. Hoa mai Mai Chiếu Thủy

Cây mai chiếu thủy có tên khoa học là Wrightia Religiosa, cao khoảng 1,5m có nhiều cành nhánh, gốc khá to. Lá cây nhỏ nhưng dài và mọc theo cặp. Hoa có màu trắng và mọc thành từng chùm nhỏ, gồm 5 cánh nhỏ và có mùi thơm nhẹ nhàng.

Mai chiếu thủy đại diện cho sự bền vững và ổn định gia tài của gia chủ
Mai chiếu thủy đại diện cho sự bền vững và ổn định gia tài của gia chủ

7. Một số loại hoa mai khác

Ngoài những loại mai phổ biến nhất ở trên, Việt Nam còn có nhiều loại mai khác. Chẳng hạn như cây mai hoa đăng, cây nhất chi mai, cay song mai, cây mai dương, cây thanh mai, cây mai hoàng yến, cây hoa mai đá, cây tùng tuyết mai, cây mai nhật, cây mai rừng (mai núi), cây mai chỉ thiên (cây mai vạn phúc, cây mai tiểu thư), cây bạch tuyết mai…

Đặc điểm của cây mai vàng

Rễ của cây mai vàng

Bộ rễ mai vàng có thể đâm sâu 2 – 3 m. Sự phân bố của bộ rễ phụ thuộc vào đất, mực nước ngầm nơi trồng, hình thức nhân giống như gieo hạt, ghép, chiết cành và điều kiện kỹ thuật chăm sóc.

Thân cây mai vàng

Là cây thân gỗ cao lớn nếu để mọc và sinh trưởng tự do, cây mọc từ hạt có thể cao tới 20 – 30 m, tán lá thưa.

Đặc điểm của hoa mai
Đặc điểm của hoa mai

Lá cây mai vàng

Lá đơn, mọc so le, phiến lá hình trứng thuôn dài, mặt dưới màu hơi ánh vàng

Hoa mai vàng

Hoa lưỡng tính mọc thành chùm. Hoa mai thường mọc ra từ nách lá, mới đầu là một hoa to, gọi là hoa cái, có vỏ lụa (vỏ trấu) bọc bên ngoài.

Khi vỏ lụa bung ra, thì xuất hiện một chùm hoa con, từ một nụ đến mười nụ, tăng trưởng rất nhanh, độ bảy ngày sau là nở.Thường hoa nở 3 ngày thì tàn. Ngày thứ nhất, 5 cánh và chùm nhụy xoè thẳng ra rất đẹp. Ngày tiếp theo, 5 cánh vảnh lên và chùm nhụy dụm lại. Đến ngày thứ ba, 5 cánh bắt đầu rơi lả tả theo chiều gió, hoa tàn

Quả mai vàng

Sau khi tàn, hoa nào đậu thì bầu noãn phình to lên và kết hạt.

Ý nghĩa hoa mai ngày Tết

Mỗi khi xuân về mọi người tất bật với đủ thứ không biết. Nhưng mà không ai có thể quên việc chuẩn bị một nhành mai hay một chậu mai trong nhà. Ý nghĩa của hoa mai vàng rất đặc biệt. Bời vì màu vàng của mai tượng trưng cho hy vọng, cũng tượng trưng cho sự giàu sang và phú quý.

Ý nghĩa  hoa mai vàng ngày Tết
Ý nghĩa hoa mai vàng ngày Tết

Chính vì thế gia đình nào cũng gắng trang trí trong nhà một chậu mai với hi vọng sang năm mới sẽ phát tài phát lộc, gia đình êm ấm hạnh phúc.

Dân gian còn cho rằng nếu mai nở càng nhiều cánh thì tài lộc sẽ càng nhiều. Đặc biệt nếu nhà nào mai nở toàn hoa mai 7 cánh thì nhà đó sẽ “đại cát đại lợi “. Cây mai tượng trưng cho bốn đức tính quý nhất của người quân tử – bộ Tứ đức (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí) tương ứng với chu kỳ nhú nụ – nở hoa – ra quả – kết quả.

Công dụng của hoa mai đối với đời sống

Công dụng lớn nhất của hoa mai đó chính là trồng làm cây cảnh trang trí trong nhà, nhất là vào mỗi dịp Tết Nguyên đá. Nhờ cây có thể tạo dáng, tạo thế đẹp, sắc hoa rực rỡ nổi bật và ý nghĩa tích cực nên hoa mai rất được ưa chuộng và trồng phổ biến trong các gia đình mỗi người.

Công dụng của hoa mai
Công dụng của hoa mai

Bên cạnh đó, mai còn có tác dụng làm thành phần cho một số vị thuốc để chữa trị các loại bệnh. Chẳng hạn như, có thể sử dụng hoa để chữa một số bệnh như tức ngực, ho, bỏng, lao hạch, đau họng, chán ăn và chóng mặt.

Nhiều loại tinh dầu và chất hóa học có lợi như meratin, farnesol, borneol benzyl alcohol, carotene, cineole… có tác dụng tiết dịch mật và chống khuẩn. Vì vậy, hoa mai được chế tạo thành những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả, từ các bệnh đau đầu, đau dạ dày, viêm xơ gan mức nhẹ, chướng bụng, đầy hơi, viêm họng, tức ngực, viêm loét…

Cách trồng mai ra hoa đúng Tết Nguyên Đán

Để hoa đúng Tết, bạn cần chú ý một số yếu tố sau.

  • Nhiệt độ – đất trồng: nhiệt độ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian nở hoa của cây. Nếu nhiệt độ nóng sẽ khiến hoa nở sớm và lạnh sẽ làm hoa nở muộn. Vì vậy, nên giữ cho cây ở trong khoảng 25-30°C. Đồng thời, nên chọn đất tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt.
  • Tuốt lá: mai sẽ nở hoa khi được trút bỏ hết lớp lá già. Do đó, nếu mai nở chậm hơn dịp Tết, bạn có thể sử dụng cách làm này. Thực hiện trong thời gian từ giữa tháng 12 âm lịch là phù hợp nhất để cây nở hoa đúng dịp.
Cách trồng mai đúng Tết
Cách trồng mai đúng Tết

Khả năng Mai nở hoa sớm hơn dịp Tết

  • Tuốt lá sớm, từ khoảng ngày 10 – 12 tháng Chạp
  • Nghỉ một ngày để nhựa khô và bón phân NPK (10-55-10) trong khoảng 5 ngày 1 lần. Sau đó, tiếp tục tưới nước như bình thường.
  • Khi thấy nụ hoa bung vỏ trấu vào khoảng ngày 23 tháng Chạp thì dùng phân NPK (6-30-30).

Hoa nở muộn hơn dự định

  • Tiến hành tuốt lá trễ hơn bình thường, vào khoảng 20 tháng Chạp.
  • Ngưng một ngày cho cây nghỉ và bón phân NPK (5-0-2) hoặc phân lạnh trong khoảng 5 ngày 1 lần. Dùng kéo loại bỏ bớt lá non trên cây.
  • Khi thấy cây bung vỏ trấu trong khoảng gần 23 tháng Chạp, thì đặt cây vào khu vực râm mát. Tưới nước nhiều nhưng không được làm rễ bị úng và đào quanh gốc để làm đứt một số rễ cám con.

Hoa mai là biểu tượng của sự sum vầy và may mắn vào dịp Tết cổ truyền mà khó có loài cây nào có thể thay thế được. Tangquatet.vn mong rằng qua bài viết trên, mọi người sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của hoa mai, nguồn gốc và cũng như cách chăm sóc cho hoa mai. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về hoa mai, bạn có thể để lại bình luận, Tangquatet.vn sẽ giải đáp nhanh nhất nhé!