Tết dương lịch là gì? Nguồn gốc từ đâu? Được nghỉ mấy ngày?

Theo dõi Tangquatet.vn trên Google News

Tết Dương lịch là ngày đầu năm và cũng là ngày lễ quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Để hiểu rõ cụ thể Tết Dương lịch là gì, nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào thì hãy cùng Tangquatet.vn theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé. 

1. Tết Dương lịch là gì?

Tết Dương lịch còn gọi là Tết Tây, một trong những ngày lễ vô cùng quan trọng bắt đầu một năm mới của nhiều quốc gia, dân tộc và nền văn hóa trên thế giới. Tết Dương lịch là một ngày lễ diễn ra vào ngày 1 tháng 1 – ngày đầu tiên trong năm theo lịch Gregorius cũng như lịch Julius.

Tết Dương lịch là ngày lễ vô cùng quan trọng bắt đầu một năm mới
Tết Dương lịch là ngày lễ vô cùng quan trọng bắt đầu một năm mới

Tết Dương lịch năm 2023 là ngày bao nhiêu âm? Tết Dương lịch năm 2023, tức ngày 01/01/2023 rơi vào chủ nhật, nhằm ngày 10/12/2022 Âm lịch.

Trong ngày này, bên cạnh pháo hoa và rượu vang đỏ, một số quốc gia còn có phong tục đặc biệt riêng để chào đón năm mới thật nhiều may mắn.

Tết Dương lịch là thời khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới, cũng chính là sự kết thúc của một chu kỳ vận hành của đất trời và vạn vật cỏ cây. Đánh dấu cho sự khép lại của năm cũ và mở màn cho một năm mới với nhiều điều mới mẻ đang chờ đón.

2. Tết Dương lịch bắt nguồn từ đâu?

Quốc gia đầu tiên sử dụng ngày 1/1 là ngày chào đón năm mới là La Mã cổ đại vào năm 153 TCN. Trước đó, ngày xuân phân 25 tháng 3 được quốc gia này chọn là ngày chuyển giao năm cũ và năm mới. Theo quan niệm trước đây của họ, ngày xuân phân mở đầu cho canh tác mùa màng, là sự khởi đầu cho hy vọng 1 năm mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.

Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận ngày 1/1 là ngày khởi đầu của năm mới – ngày lễ để các gia đình sum họp.

  • Ở Pháp, từ đời vua Charles IX trở về trước, ngày đầu năm luôn là Lễ phục sinh. Sau cùng, ngày 1/1 cũng được nước Công giáo này chấp nhận dần dần.
  • Tiếp theo đó là quốc gia đạo Tin Lành. Nước Đức chấp nhận từ năm 1700, Anh vào năm 1752 và Thụy Điển vào năm 1753.
  • Nước Phương Đông chịu ảnh hưởng chủ yếu từ Đạo Phật, Hindu, Hồi Giáo tuy nhiên cũng dần dần coi 1/1 như ngày chào đón đầu năm mới quan trọng. Ví dụ như Trung Quốc bắt đầu ăn Tết Dương lịch từ năm 1912 và Nhật Bản là từ năm 1873.
  • Tại Việt Nam, Ngày Tết 1/1 này được biết đến lần đầu vào thời Pháp thuộc. Lịch tây bắt đầu được sử dụng trong các công việc hành chính và công sở. Sau này khi độc lập, Việt Nam cũng dần chấp nhận ngày Tết dương lịch trở thành văn hóa truyền thống đón năm mới của dân tộc.

3. Tết Dương lịch có ý nghĩa gì?

Tết Dương lịch là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới

Tết Dương lịch đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây và tiếp lấy sự mở màn một năm mới với nhiều điều mới đang chờ đón. Vào thời khắc chuyển giao, mọi người ở khắp nơi trên thế giới đều có phương thức chào đón năm mới thật độc đáo, mang đậm nét văn hóa riêng của từng đất nước.

Tết Dương lịch là ngày lễ lớn của nhiều Quốc gia trên Thế giới

Ở Việt Nam, Tết Tây là một ngày Lễ lớn của Quốc gia và được chú trọng. Vào dịp Tết Dương lịch, người lao động, học sinh, sinh viên được nghỉ học, nghỉ làm để mừng năm mới.

Ở nước Mỹ, mọi người được nghỉ một ngày để chào đón sự kiện quan trọng này. Người dân sẽ quây quần bên nhau trong các quán ba hay hành quân ra quảng trường Thời Đại (Time Squares) chờ đón giao thừa. Khi pháo hoa nổ tung rực rỡ trên bầu trời, người ta sẽ trao cho nhau những nụ hôn nồng nàn như một dấu hiệu chúc phúc và chào đón năm mới.

Lễ hội đếm ngược tại Time Square thu hút đông đảo khách đến tham dự
Lễ hội đếm ngược tại Time Square thu hút đông đảo khách đến tham dự

Ở nước Anh, người dân tổ chức những cuộc diễu hành chào đón năm mới vô cùng vui nhộn hoành tráng. Tất cả mọi người cùng nhau cất vang tiếng hát bài hát truyền thống đón năm mới.

Ở nước Đức, người ta dùng vũ điệu rock để làm tiệc “chia tay năm cũ”, đón chào năm mới.

Ở nước Pháp, người ta làm một bữa tiệc thật linh đình. Mục đích là mong muốn những điều thịnh vượng trong năm mới.

Ngoài ra còn nhiều nước phương tây khác đón chào ngày Lễ lớn này rất hoành tráng.

Tết Dương lịch là biểu tượng của sự may mắn

Dù ở bất kỳ quốc gia nào, năm mới chính là dịp để mọi người cùng cầu mong những điều may mắn tới gia đình của mình. Vào dịp năm mới ở một số nước, để năm mới có nhiều may mắn, họ sẽ có một số tục lệ độc đáo.

Ví dụ như ở nước Áo, mọi người sẽ kiêng ăn tôm hùm và cua biển. Nguyên nhân vì họ sợ năm mới sẽ có nhiều xui xẻo, tai ương đeo bám họ trong năm mới. Hay tại đất nước Ba Lan, các cô gái sẽ dùng gậy gõ vào ngôi nhà của mình để xua đuổi những điều xấu xa và rủi ro. 

Tết Dương lịch thể hiện sự khát khao trường tồn cuộc sống, thể hiện sự mới mẻ, mong muốn mọi điều tốt đẹp

Bất kì đất nước nào trong dịp Tết Dương lịch đều mong muốn những điều tốt đẹp về ý nghĩa cuộc sống. Vào ngày Tết Dương lịch, người dân đều mong muốn sự trường tồn cuộc sống, những điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống của gia đình, cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no…

Ở nước Anh, vào trước ngày Tết Dương lịch, mọi nhà đều mua rượu về và đổ đầy tất cả các chai, hũ. Bởi người Anh mong muốn năm mới sẽ có nhiều điều mới tốt đẹp. Vì nếu rượu thịt không dư dả, năm mới sẽ gặp khó khăn, nghèo khổ.

Lễ hội đón năm mới ở Pháp được xem như “lễ hội ánh sáng”. Người dân tham gia vào các cuộc diễu hành với ánh sáng lung linh của ngọn đuốc và cùng nhau uống rượu mừng năm mới. “Ánh sáng” mang ý nghĩa tượng trưng cho một năm mới nhiều điều mới tươi sáng, tốt đẹp.

Lễ hội chào đón năm mới của các nước phương Tây
Lễ hội chào đón năm mới của các nước phương Tây

Tết Dương lịch là dịp để quây quần, tụ họp

Ở phương Tây, ngày Tết Dương lịch là một dịp để mọi người quây quần tụ họp cùng nhau đón chào năm mới.

Ở Mỹ, mọi người thường cùng nhau ngồi trong các quán rượu hoặc hay cùng nhau ngồi ở nhà trước tivi. Họ cùng nhau đếm ngược thời gian, những khoảnh khắc cuối cùng trên đồng hồ và cùng nhau đón năm mới. Đông vui và nhộn nhịp hơn thì mọi người cùng nhau đến quảng trường Thời Đại (Time Squares).

Ở Nga, Tết Dương lịch là dịp gia đình tụ họp bên “cây năm mới”. Và cha mẹ sẽ trao tặng những món quà năm mới ý nghĩa dành cho các con của mình dưới cây năm mới này.

Tết Dương lịch thể hiện sự yêu thương

Dịp Tết Dương lịch, câu cửa miệng của mọi người luôn là “Happy New Year” (chúc mừng năm mới). Kèm theo lời chúc, mọi người thường dành tặng nhau những lời thể hiện tình cảm yêu thương dành cho đối phương.

Mọi người nâng ly chúc mừng năm mới
Mọi người nâng ly chúc mừng năm mới

Ở Pakistan, khi bước ra đường, người dân thường xuyên cầm một chút bột màu đỏ. Sau khi gặp người thân và chúc mừng năm mới, mọi người liền quệt một vệt phấn đỏ trên trán người đối diện để thể hiện tình yêu thương của mình cũng như thay cho lời chúc năm mới ấm áp, hạnh phúc.

Không những thế, việc được nghỉ học, nghỉ làm, quây quần bên cạnh nhau dịp Tết Dương lịch cũng là việc làm vô cùng ý nghĩa, tình cảm đối với những thành viên trong gia đình.

Tết Dương lịch mang ý nghĩa của sự cảm ơn

Ngày Tết Dương lịch ở các nước phương Tây, mọi người thường hay quây quần bên gia đình hoặc tụ tập cùng bạn bè. Con cháu thì chúc tết người lớn, bạn bè thì chúc tết cũng như cảm ơn nhau sau một năm cùng làm việc, cùng giúp đỡ… Mọi người cùng nhau chúc tụng và ăn mừng để cảm ơn những tình cảm cũng như sự giúp đỡ trong một năm vừa qua.

4. Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Dương lịch của người Việt Nam

Trên thực tế, đa phần người Việt Nam không quá kiêng kỵ trong những ngày đầu năm theo lịch Dương. Nhưng nhiều ngườiquan niệm rằng, dù là Tết nào thì ngày đầu tiên của năm vẫn rất quan trọng. Chính vì vậy họ vẫn giữ thói quen kiêng kỵ để mang lại may mắn và hạnh phúc cho gia đình.

Dưới đây sẽ là một số điều kiêng kỵ quan trọng trong ngày Tết mà bạn nên biết:

  • Không đi cắt tóc, móng tay hay móng chân vào ngày mùng 1 dù là Tết Dương hay Tết Âm. Bởi việc cắt móng tóc, móng tay móng chân có ý nghĩa là gỡ bỏ may mắn, tiền tài trên người. 
  • Làm vỡ đồ đạc trong nhà, nhất là chén bát hay gương. Đây được coi là điều xui xẻo, ý chỉ chuyện không lành, tan tác. 
Làm vỡ đồ đạc trong ngày đầu năm được xem là điều xui xẻo
Làm vỡ đồ đạc trong ngày đầu năm được xem là điều xui xẻo
  • Không khóc lóc, buồn bã, căng thẳng hay bực dọc. 
  • Không ăn các loại mắm có mùi hôi như mắm tôm, mắm cái, mắm ruốc… Đây được coi là món ăn không mang lại điều may mắn trong năm mới. 

5. Tết Dương lịch được nghỉ bao nhiêu ngày?

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động nước Công Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam, người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong ngày Tết Dương lịch hằng năm (ngày 01 tháng 01 dương lịch). Tuy nhiên, ngày 1/1/2023 rơi vào ngày Chủ nhật, nên người lao động sẽ được nghỉ Tết Dương lịch tổng cộng 2 ngày: Chủ nhật (1/1/2023) và Thứ hai (2/1/2023).

Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023
Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023

Trên đây là nội dung bài viết chia sẻ về ngày Tết Dương lịch, bao gồm định nghĩa, nguồn gốc, ý nghĩa và một số thông tin khác. Hy vọng bài viết đã cung cấp tới bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn có thêm khám phá về ngày lễ quan trọng. Vào dịp năm mới, Tangquatet.vn kính chúc bạn đọc có một năm mới bình an và hạnh phúc!