Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết? Nguồn gốc Tết nguyên đán từ đâu

Theo dõi Tangquatet.vn trên Google News

Thời gian trôi qua sao mà nhanh quá… Ngoảnh đi nghoảnh lại đã gần đến Tết rồi? Bạn đã làm được gì trong năm 2021 chưa? Cùng Tangquatet.vn đếm ngược thời gian còn bao nhiêu ngày nữa là đến Tết ta 2022? Hãy cùng Tangquatet.vn tìm hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Đán và đếm ngược xem còn bao nhiêu này nữa đến Tết Nguyên Đán 2022 nhé!

Tết Nguyên Đán là gì?

Theo Wiki, Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm Âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất ở Việt Nam. “Tết” là cách đọc âm Hán – Việt của chữ “tiết”, “nguyên” theo chữ Hán có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”.

Tết Nguyên Đán

Tết ta tính theo Âm lịch nên Tết của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường chỉ rơi vào khoảng giữa những ngày này. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán có ý nghĩa rất quan trọng vì nó đánh dấu ngày đầu tiên trong năm và dịp năm mới theo âm lịch. Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam từ thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên, nếu xét theo sự tích “Bánh chưng, bánh dày” thì Tết ở Việt Nam đã có từ thời Vua Hùng, tức là còn trước cả thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc. 

Nguồn gốc Tết Nguyên đán bắt nguồn từ đất Việt

Tết Nguyên đán là ngày lễ cổ truyền lớn và lâu đời nhất nước ta, đồng thời có phạm vi cực kỳ phổ biến và rộng rãi từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau của Tổ Quốc. Đây được coi là một ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp nhất của cả dân tộc. Nhưng ít ai biết rằng, từ những thế kỷ trước, bắt đầu từ thời Lý – Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách vô cùng trang trọng và linh thiêng.

Theo truyền thuyết và lịch sử của nước ta thì từ thời họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang đến thời Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân rồi vị thần này kết hôn với Âu Cơ sinh ra Hùng Vương thì từ ngày ấy, người Việt ta đã ăn Tết. Minh chứng rõ nhất cho việc này đó là sự xuất hiện của bánh chưng, bánh giày – nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của đời Hùng Vương thứ 6.

Sự tích bánh chưng, bánh giày
Sự tích bánh chưng, bánh giày

Từ đó, có thể thấy rằng nước Việt ta đã sớm hình thành một nền văn hóa truyền thống mang bản sắc riêng của người Việt – với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, cùng những sản vật từ lúa, gạo. Gạo – sản vật chính nuôi sống con người, trong đó có gạo nếp thơm ngon nhất nên được chọn làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm.

Nguồn gốc Tết Nguyên đán bắt nguồn từ Trung Quốc

Khác với thuyết cho rằng, nguồn gốc Tết Nguyên đán bắt nguồn từ đất Việt thì có người lại cho rằng Tết cổ truyền của nước ta xuất phát từ Trung Quốc, có đúng là như vậy không nhỉ?

Theo như lịch sử của Trung Quốc thì nguồn gốc Tết Nguyên đán đã có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và được thay đổi theo từng thời kỳ. Ví dụ như đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng Dần tức là tháng Giêng làm Tết Nguyên đán, nhà Thương lại thích màu trắng nên lấy tháng chạp (tháng Sửu) làm tháng đầu năm, nhà Chu lại ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý (tháng Mười Một) làm tháng Tết.

Đến đời nhà Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Nhưng đến đời nhà Tần (TK 3, TCN) Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (tháng 10) làm tháng Tết. Rồi đến nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần tức là tháng Giêng. Từ đó trở đi, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn ai thay đổi về tháng Tết nữa.

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng: ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài Người và ngày thứ tám sinh ra ngũ cốc. Cho nên, ngày Tết thường được kể từ mùng 1 –  hết mùng 7 tháng Giêng (8 ngày).

Ý nghĩa Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là một dịp có ý nghĩa vô cùng quan trọng và sâu sắc trong văn hoá của người Việt. Tết chính là biểu hiện của sự giao thoa hoà quyện giữa trời đất, thần linh và con người, Tết còn báo hiệu sự chuyển mùa theo sự vẫn hành của vũ trụ từ Đông sang Xuân. Từ thời xa xưa, Tết đã đặc biệt có ý nghĩa với nông nghiệp, với nền văn minh lúa nước.

Theo tín ngưỡng dân gian, Tết là dịp để người nông dân cảm tạ trời đất và các vị thần linh đã cho một mùa màng bội thu và bày tỏ lòng biết ơn đến những loài vật, cây cối đã luôn đồng hành, giúp đỡ và nuôi sống họ.

Ngày nay, Tết còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế khi đó là khoảng thời gian sum họp gia đình, là lúc để những người con xa quê trở về và đoàn tụ bên gia đình, người thân sau 1 năm làm việc vất vả và chăm chỉ.

Còn bao nhiêu ngày nữa Tết Nguyên Đán 2022 diễn ra?

Tết Nguyên Đán thường diễn ra vào ngày 1 tháng 1 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, công việc chuẩn bị và sắm sửa cho Tết đã diễn ra từ ngày 23 tháng chạp tức 23 tháng 12 âm lịch. Ngày 23 tháng Chạp cũng là ngày tiễn ông Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng. Năm 2022, ngày mồng 1 Tết Nguyên Đán sẽ diễn ra vào Thứ Ba, ngày 1 tháng 2 năm 2022. Vậy còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán 2022? Tính từ thời gian viết bài viết này thì còn 183 ngày nữa sẽ đến Tết Nguyên Đán.

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2022

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2022
Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2022

Lịch nghỉ tết Nguyên Đán năm 2022 sẽ sớm có thông tin chính thức từ chính phủ dựa trên đề xuất của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Nhưng thông thường Tết Nguyên đán sẽ được nghỉ khoảng 10 ngày.

Do được nghỉ bù thêm 2 ngày là mùng 4 và mùng 5 nên tết Nguyên Đán năm 2022 chúng ta sẽ được nghỉ tổng cộng 7 ngày kéo dài từ ngày 10/02/2022 đến hết ngày 16/02/2022 tức 29/12/2020 tới hết ngày 05/02/2022 (Âm Lịch). Với lịch nghỉ tết dài như vậy, chúng ta nên có kế hoạch để tận hưởng tết nguyên đán 2022 một cách trọn vẹn.

Các phong tục, hoạt động thường diễn ra trong ngày Tết Nguyên Đán

  • Dọn dẹp và trang trí nhà cửa: Nhà cửa thường được dọn dẹp và trang hoàng trước đêm Giao Thừa. Trẻ con thường phụ trách việc quét và lau sàn nhà. Bếp cần được dọn dẹp trước đêm 23 tháng chạp. Thông thường, người chủ gia đình sẽ lau bụi và tro trên bàn thờ tổ tiên. Người ta tin rằng dọn dẹp nhà cửa sẽ giúp cho gia chủ thoát khỏi những vận rủi trong năm cũ. Một số người sẽ sơn nhà của họ và trang trí bằng các đồ trang trí vô cùng bắt mắt để cầu may.
Don dẹp, trang trí nhà cửa đón Tết
Don dẹp, trang trí nhà cửa đón Tết
  • Gói bánh chưng và bánh tét.
Gói bánh tét ngày Tết
Gói bánh tét ngày Tết
  • Mua sắm quần áo mới.
  • Mua Hoa Mai và Hoa Đào: Hai loại hoa đặc biệt này được mua bán rất nhiều trong dịp Tết bởi chúng chính là hai loài hoa đặc trưng cho Tết Việt Nam. Hoa Mai là loài hoa mai vàng thường thấy ở miền Nam Việt Nam. Hoa Mai dễ thích nghi hơn với thời tiết nắng nóng của khu vực phía Nam nên được mệnh danh là loài hoa Tết của mọi nhà ở vùng này. Hoa Đào rất hợp với thời tiết khô lạnh ở miền Bắc.
Hoa mai và hoa đào
Hoa mai và hoa đào
  • Cúng và tiễn Ông Công Ông Táo vào ngày 23 tháng chạp âm lịch: Bảy ngày (đêm 23 tháng Chạp âm lịch) trước Tết, mỗi gia đình Việt Nam đều sẽ làm lễ tiễn đưa Ông Táo lên Trời để báo cáo cho Ngọc Hoàng về các công việc của mình trong suốt năm vừa qua.
Nghi lễ đưa Ông Táo về trời
Nghi lễ đưa Ông Táo về trời
  • Thắp hương cho ông bà tổ tiên.
  • Đón và ăn tất niên vào đêm Giao Thừa (30 Tết).
  • Lì xì.
Lì xì ngày Tết
Lì xì ngày Tết

Các món quà thường được tặng trong Tết Nguyên Đán và tổng hợp những mẫu hộp quà Tết đẹp và ấn tượng nhất

Tết còn là dịp để mọi người tặng quà cho nhau để thể hiện tình yêu thương và tri ân đến nhau. Đây cũng là dịp để các công ty và doanh nghiệp thiết kế và in những hộp quà Tết để gửi tặng đến khách hàng, đối tác hay nhân viên để thể hiện sự cảm ơn và tri ân đến họ. Tết cũng là một cơ hội kinh doanh tuyệt vời cho các cơ sở, doanh nghiệp, cửa hàng sản xuất và kinh doanh quà Tết.

Các món quà thường được tặng trong Tết Nguyên Đán bao gồm

Trà/Cafe.

Hộp trà cafe
Hộp trà cafe
  • Rượu.
Rượu món quà may mắn cho ngày Tết
  • Bộ vật phẩm văn phòng.
  • Thực phẩm khô, đặc sản vùng miền.
  • Các sản phẩm làm đẹp và thời trang.
Các sản phẩm làm đẹp
Các sản phẩm làm đẹp

Tổng hợp những mẫu hộp quà Tết đẹp và ấn tượng nhất

Hộp quà Tết đẹp
Hộp quà Tết đẹp
Hộp quà Tết đẹp
Hộp quà Tết đẹp
Hộp quà Tết đẹp
Hộp quà Tết đẹp
Hộp quà Tết đẹp
Hộp quà Tết đẹp

Tham khảo thêm các mẫu hộp quà Tết cao cấp của Tangquatet.vn nhé! Nếu bạn còn thắc mắc về thông tin hộp quà tết gồm những gì và giá bán như thế nào, hãy truy cập vào trang Tangquatet.vn hoặc liên hệ hotline 0899 890 003 để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ, tư vấn tận tình.

Như vậy, bài viết trên Tangquatet.vn đã giúp các bạn biết còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán 2022. Tết là dịp để mỗi người chúng ta quay về sum họp bên gia đình và tỏ lòng biết ơn bằng những món quà dù to hay nhỏ. Để làm nổi bật và nâng tầm giá trị món quà, hãy chú trọng hình thức bọc quà bên ngoài, cụ thể là các loại hộp đựng quà. Một mẫu hộp độc đáo chắc chắn sẽ thu hút ánh nhìn và đồng thời tạo ấn tượng khó quên trong lòng người.