Khi những ngày Tết đến gần, không khí xuân rộn ràng sẽ dễ khiến mọi người choáng ngợp và loay hoay với câu hỏi liệu Tết mua gì? mua như thế nào là đủ và bí kíp mua sắm làm sao cho tiết kiệm? Thấu hiểu được tâm tư của mọi người, Tangquatet.vn xin liệt kê 23 sản phẩm không thể thiếu vào dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.
Danh sách 23+ Món đồ cần mua cho dịp Tết Nguyên Đán
1. Quà biếu hai bên gia đình
Đối với những người đã lập gia đình riêng thì Tết là dịp tri ân không thể bỏ qua. Bạn nên chăm chút cho hai bên gia đình, để ý xem các vật dụng trong gia đình còn thiếu thứ gì không? Có cần sửa chữa hay thay thế thứ gì không?
Nếu thu nhập của vợ chồng bạn tương đối ổn mà không biết mua gì làm quà Tết cho bố mẹ thì bạn có thể mua tặng bố mẹ cái lò vi sóng mới, cái tủ lạnh mới hoặc một chiếc tivi mới… Chúng không những là món quà Tết thiết thực cho bố mẹ mà còn là có giá trị tinh thần rất lớn. Món quà vừa thể hiện lòng tri ân, vừa khẳng định trách nhiệm của bạn lại thể hiện sự quan tâm đặc biệt của bạn dành cho gia đình.
2. Hoa chưng Tết
Hương vị Tết sẽ chẳng bao giờ trọn vẹn nếu trong nhà bạn thiếu mất sắc vàng của một nhành mai, hay màu hồng dịu nhẹ của những cành đào. Ngoài công dụng để chưng Tết, hoa mai và hoa đào còn là một biểu tượng cho mùa Tết cổ truyền của Việt Nam. Vậy nên, hoa mai, hoa đào nghiễm nhiên trở thành món hàng được ưu tiên số một cần sắm sửa vào dịp Tết.
Bên cạnh mai, đào, nhiều gia đình cũng sắm sửa thêm cho mình một vài chậu hoa vạn thọ, cúc, hoặc một chậu quất. Tất cả những màu sắc sặc sỡ cùng với ý nghĩa tên gọi của các loài hoa, loài cây sẽ mang đến cho tổ ấm của mọi người một không khí rất xuân.
Xem thêm:
Bạn không nên để sát 30 Tết mới mua cây cảnh, hoa Tết. Thời điểm đẹp nhất để mua hoa là vào khoảng 21, 22 âm. Vì đây là lúc các chợ hoa mới đưa về nhiều loại và đủ kích cỡ, đủ các kiểu, dáng cây đẹp cho bạn lựa chọn.
3. Bánh chưng, bánh giầy, bánh tét
Bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống vào dịp Tết của miền Bắc. Còn ở Nam Bộ thì sự có mặt của bánh tét trong mỗi gia đình ngày Tết đã trở thành một phong tục, tập quán khó có thể thay đổi được.
Chính vì vậy nếu bạn vẫn không biết Tết nên mua gì thì bánh chưng, bánh giầy và bánh tét chính là món ăn cần thiết để mua nhất. Tùy vào truyền thống gia đình bạn có thể mua nguyên liệu về để gói hoặc mua sẵn, bánh có thể bảo quản nhiệt độ phòng tầm 1 tuần.
Xem thêm: Cách gói bánh chưng ngày tết đơn giản và cực đẹp cho người mới
4. Trà, mứt Tết
Thói quen nhâm nhi một tách trà cùng với bánh mứt vào buổi sáng đầu xuân từ lâu đã trở thành một phong tục quen thuộc trong đại đa số gia đình Việt mỗi dịp Tết đến. Chính vì lẽ đó, trà mứt cũng được liệt kê vào danh sách những sản phẩm cần sắm nhất vào dịp Tết.
Bên cạnh đó, Tết cũng là dịp để họ hàng, bà con đến nhà thăm chúc và họp mặt lẫn nhau, “bà con đến thăm nhà, không trà thì mứt” – câu nói cửa miệng đã in sâu vào tâm thức mỗi người dân qua bao đời, vì thế mà trà mứt cũng là ưu tiên số một để “đãi khách” khi họ ghé ngang.
5. Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là là tổng hợp 5 loại trái cây dịp Tết. Tùy theo vùng miền mà những loại trái cây này có thể thay đổi linh hoạt, tuy nhiên vẫn đảm bảo ý nghĩa: Phú (giàu có, tài lộc) – Quý (địa vị, công danh) – Thọ (sống lâu trăm tuổi) – Khang (khỏe mạnh) – Ninh (bình an). Đây là một món không thể thiếu trong danh sách Tết mua gì của bạn.
Mâm ngũ quả thường bao gồm 5 loại quả phổ biến: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Sỡ dĩ người ta thường chỉ chọn 5 loại này là bởi vì dân gian thường hay đọc “chạy” tên gọi của chúng thành một lời cầu chúc cho năm mới: cầu (mãng cầu) vừa (dừa) đủ (đu đủ) xài (xoài) sung túc (sung).
Ngày nay, ngoài 5 loại quả truyền thống trên, nhiều gia đình cũng chọn thêm cho mình nhiều trái cây khác như quýt, bưởi, táo, thơm…để tô điểm thêm những sắc màu phong phú cho bàn thờ tổ tiên của họ.
6. Bao lì xì
Phong tục lì xì đầu năm là một nét văn hóa đặc trưng của Tết cổ truyền Việt Nam. Bao lì xì giữ một vị trí hết sức quan trọng trong ngày Tết, vậy nên bao lì xì là một trong những món hàng cần sắm nhất vào dịp đầu năm rồi!
Việc đựng tiền trong bao lì xì trông sẽ lịch sự hơn và người nhận cũng cảm thấy vui hơn nhờ màu sắc sặc sỡ của bao. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý kiểm tra để tránh mua phải bao lì xì của năm cũ, điều này rất không hay trong năm mới.
7. Quần áo mới
Tết là thời khắc mà mọi người muốn “làm mới” bản thân mình nhiều nhất. Chính vì lẽ đó nên gần đến Tết Nguyên Đán là người người, nhà nhà lại nô nức kéo nhau đi sắm sửa quần áo mới. Do vậy, quần áo mới cũng là một trong những món hàng quan trọng cần sắm nhất trong dịp Tết.
Quần áo mới tuy chỉ là một vài món hàng, nhưng lại chứa đựng giá trị tinh thần của mỗi con người trong ngày đầu xuân. Bởi khi ta khoác lên mình một bộ trang phục mới đồng nghĩa với ta vô cùng hân hoan và háo hức sẵn sàng tận hưởng một mùa xuân trọn vẹn bên gia đình, người thân.
8. Đồ cúng
Người Việt Nam quan niệm rằng năm mới không chỉ người sống mà người mất và các vị thần cũng cần được sắm sửa và đón năm mới. Do đó, ngày Tết chắc chắn thứ bắt buộc phải có đó là đồ cúng. Việc chuẩn bị đồ cúng còn thể hiện sự tưởng nhớ và niềm tin, mong ước được phù hộ cho một năm mới an khang thịnh vượng, mọi điều suôn sẻ.
Đồ cúng bao gồm nhang, hương, quần áo cúng, giấy tiền vàng bạc. Tầm những ngày 21, 22 âm lịch thì bạn nên chọn mua đồ cúng cho ông công ông táo để kịp ngày 23 đưa ông Táo lên trời.
9. Thực phẩm sử dụng trong Tết
Ngày nay vào dịp tết, chợ cũng như các hệ thống cửa hàng đã mở cửa sớm để phục vụ nhu cầu của người dân. Nhưng nếu bạn không chủ động chuẩn bị trước thực phẩm cho vài ngày đầu năm thì sẽ rất phiền phức.
Bạn có thể mua những món như chả giò, thịt đông, giò thủ, thịt kho, dưa chua, dưa muối… để có thể sử dụng bất kỳ lúc nào cần thiết mà không phải lo lắng đi tìm chỗ mua.
10. Đồ uống
Đồ uống trong dịp Tết cũng là thứ không thể thiếu giúp thanh nhiệt, giải độc và giải ngấy trong những ngày “ngập ngụa” với thịt thà, giò chả. Bạn nên mua các loại đồ uống theo số lượng lớn như lốc, thùng để tiết kiệm chi phí.
11. Đồ trang trí nhà cửa
Ngày nay, việc trang trí nhà cửa đang được ưa chuộng. Bạn có thể làm một tiểu cảnh nhỏ trong sân vườn, như tạo hình những thanh tre và để hoa, quà bánh. Đơn giản hơn là bạn sử dụng lồng đèn, câu đối đỏ, dây đồng tiền…. trang trí xung quanh ngôi nhà để có thêm không khí Tết cho gia đình.
12. Khay đựng bánh kẹo Tết
Khay đựng bánh kẹo Tết cũng là một món bạn không nên bỏ qua trong danh sách mua gì ngày Tết. Món đồ giúp bạn bày trí bánh kẹo và mứt Tết gọn gàng, đẹp mắt hơn để tiếp khách. Ngoài ra, khay mứt còn có thể giúp cho không gian phòng khách trở nên đẹp và sang trọng hơn.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khay mứt Tết với mẫu mã đa dạng. Bạn có thể lựa chọn khay mứt bằng nhựa, gỗ, sứ hoặc thủy tinh tùy vào sở thích và điều kiện kinh tế của mình.
Xem thêm:
Tổng hợp 60+ Khay đựng mứt Tết sang trọng ít ai biết 2022
TOP 21+ Khay đựng mứt bằng sứ đẹp bán chạy nhất 2022
TOP 25+ mẫu hộp đựng mứt tết bằng gỗ đẹp nhiều người thích 2022
13. Các loại hạt ngày Tết
Nhâm nhi các loại hạt, mứt là một thú vui của người Việt Nam vào những ngày Tết đến. Một số hạt phổ biến như: hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương… là một phần không thể thiếu trong mâm bánh, mứt vào những ngày Tết.
Tiếng tí tách vỡ hạt giòn tan hòa lẫn trong câu chuyện, hạt dưa như cách nối dài thêm những cuộc gặp gỡ, gia tăng niềm vui cho những vị khách đến chơi nhà. Các loại hạt không chỉ là những món ăn vặt dành cho cả gia đình mà còn là món quà ngày Tết chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
14. Bánh kẹo Tết
Bánh kẹo ngày Tết là câu trả lời chắc chắn nhất cho câu hỏi Tết mua gì mà bạn đang thắc mắc. Vào ngày Tết, hầu như gia đình nào cũng bày trên bàn khách đủ các loại bánh, mứt, kẹo Tết,… Trước là để đãi khách đến chơi, sau là để cả nhà cùng quây quần bên nhau thưởng thức.
Nhiều loại bánh kẹo Tết được bày trên cùng 1 khay còn có ý nghĩa mong muốn sự hòa hợp, sum họp đoàn viên. Bạn nên mua bánh kẹo Tết trước khoảng 1 tháng để có được nhiều lựa chọn phong phú.
15. Chổi và vật dụng vệ sinh nhà cửa
Mỗi năm vào dịp Tết cổ truyền, bên cạnh việc nô nức sắm sửa đồ đạc, quần áo mới, thì không gia đình nào quên việc “thay áo mới” cho ngôi nhà của mình. Để chuẩn bị cho việc dọn dẹp nhà cửa, bạn phải mua những dụng cụ để dọn dẹp vệ sinh gia đình.
Những vật dụng vệ sinh nhà cửa như cây lau nhà, chổi, giẻ lau, thảm chân… thường được các bà nội trợ thay mới mỗi năm. Cũng có người tâm niệm, dùng chổi mới để quét những cái xui xẻo ra ngoài, rước cái mới về nhà. Nếu dư giả, bạn có thể tham khảo những thiết bị thông minh, để việc dọn dẹp được tiện lợi hơn như máy hút bụi, máy lọc không khí, robot lau nhà,…
16. Chén, dĩa, ly, tách và vật dụng phòng ăn
Hiện nay, nhu cầu kinh doanh sử dụng bát dĩa, chén đĩa vật dụng nhà bếp của người dùng vô cùng cao. Vì những bà nội trợ ráo riết trang hoàng cho không gian ẩm thực của gia đình với những bộ bát dĩa chất lượng vào dịp cuối năm.
Những bộ chén dĩa cực xinh và sang trọng sẽ giúp cho món ăn trông hấp dẫn hơn hẳn. Có rất nhiều chị em có thói quen mua một bài bộ chén đĩa đẹp mới để dành cúng kiếng hoặc tiếp khách. Ấm trà, muỗng nĩa, đũa cũng cần nằm trong danh sách này.
17. Vật cúng kiếng và trang trí bàn thờ gia tiên
Người Việt có truyền thống tôn kính tổ tiên, nên việc trang trí bàn thờ trong những ngày xuân càng trở nên quan trọng. Việc trang hoàng, chăm chút cho bàn thờ tổ tiên thể hiện tấm lòng hiếu kính của con cháu đối với các thế hệ trước.
18. Các món ăn vặt và mồi nhậu
Ngày Tết, cánh mày râu rất ưa chuộng tụ tập bạn bè, uống bia, dùng kèm các món nhậu. Mồi nhậu cùng bia vô cùng đa dạng. Bất kể món luộc, món tái, món nướng nào đều dễ dàng đưa đẩy vài cốc bia. Vì vậy, không thể nào thiếu được món nhậu ngon hấp dẫn cho gia đình để cùng nhau nhâm nhi hoặc đãi khách đến chơi nhà.
Những món được yêu thích trong dịp Tết hẳn nhiên là các món ăn vặt để nhâm nhi như khô gà lá chanh, khô bò, tôm khô, món ngâm chua ngọt,… Chính vì thế, các bạn hãy nhớ chọn mua ít nhất 1 loại mồi cho dịp Tết này.
19. Hoa cúng
Theo truyền thống của người Việt, bên cạnh bát hương, chén nước, hoa quả, … trên bàn thờ thì luôn có một bình hoa đẹp. Việc cắm hoa trên bàn thờ nhằm thể hiện lòng thành kính, dâng lên bề trên những điều tốt đẹp và bày tỏ sự biết ơn cho dù giá trị vật chất không nhiều.
Những bình hoa đẹp, hoa tươi là chắc chắn không thể thiếu trong những ngày Tết. Trong đó, hoa cúng chỉ đẹp thôi là chưa đủ mà các bạn cần phải chọn đúng các loại hoa dùng để thờ cúng trên bàn thờ gia tiên nữa nhé.
20. Thực phẩm khô
Thực phẩm khô là thành phẩm của các loại trái cây, thịt đã được sấy hoặc phơi cho thoát thành phần nước bên trong. Thực phẩm khô gồm nhiều loại trong đó có loại truyền thống như tôm khô, các loại hạt. Hoặc các sản phẩm phải qua chế biến như củ quả khô, măng khô.
Trước Tết khoảng 15 ngày đến 1 tháng, bạn nên mua các loại đồ khô như nấm hương, miến, mộc nhĩ vì đây là những thực phẩm dễ bảo quản. Sau khi mua về, bạn nên phân loại và có phương án bảo quản cẩn thận để tránh hư hỏng, vi khuẩn xâm nhập nhiều nhất.
21. Giò, chả, món chua
Bánh chưng thường được ăn kèm với giò chả và những món chua như cải chua, củ kiệu. Bạn có thể tự mua nguyên liệu để làm tại nhà hoặc mua sản phẩm làm sẵn tại chợ, siêu thị.
22. Thịt kho trứng, lạp xưởng
Nếu bạn là người miền Nam, ắt hẳn vô cùng quen thuộc với món món thịt kho trứng vào những ngày Tết. Món ăn tượng trưng cho hình ảnh của sự ấm no, đủ đầy nên mỗi dịp Tết. Miền Bắc thì ưa chuộng lạp xưởng hơn.
23. Trái cây
Ngoài mâm ngũ quả chưng Tết, bạn nên chuẩn bị thêm các loại trái cây tươi cho gia đình ăn để bổ sung dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua một ít trái cây độc lạ để trang trí như dưa hấu, bưởi,…
Tết – Chi bao nhiêu là đủ?
Mức ngân sách chi ra sắm Tết bao nhiêu phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình bạn. Có gia đình thì sắm Tết 1-3 triệu vnđ là đủ, có nhà thì 3-5 triệu vnđ. Những nhà có điều kiện kinh tế tốt hơn thì trên chục triệu mới đủ.
Bạn không nhất thiết phải mua sắm hết tất cả những món đồ nêu trên, mà chỉ cần quan tâm đến những món đồ cần thiết và có ý nghĩa. Bên cạnh đó, bạn đừng quá lo lắng hay băn khoăn về việc Tết mua gì hay việc mua gì làm quà Tết.
Bí kíp mua sắm thông minh tiết kiệm cho gia đình
Để có một cái Tết đủ đầy và tiết kiệm, bạn nên tham khảo những mẹo sau:
- Dịp Tết là dịp hàng hóa bày nhiều, sẽ không tránh khỏi những sản phẩm giả, nhái, kém chất lượng trà trộn vào để bán song song cùng các sản phẩm chính hãng nên việc tìm hiểu kỹ thông tin, so sánh khảo giá nhiều nơi là một việc không bao giờ thừa.
- Bạn đừng để sát Tết mới bắt đầu lên danh sách vì lúc đó chi phí các đồ sẽ đội lên rất cao. Bạn hãy sắp xếp và chọn ra những món đồ có thể sắm trước ngay bây giờ. Ngoài ra còn để có thêm thời gian lựa chọn và cân nhắc kỹ lưỡng.
- Cuối năm là dịp các nhãn hàng có nhiều chương trình khuyến mãi, bạn có thể tranh thủ mua sắm tiết kiệm hơn. Tuy nhiên bạn cần kiểm tra sản phẩm thật kỹ về chất lượng cũng như hạn sử dụng và kiểm tra giá thật kỹ để tránh rơi vào “bẫy” khuyến mãi một số siêu thị.
- Bạn chỉ nên sử dụng tiền mặt khi đi mua sắm, hạn chế việc sử dụng thẻ tín dụng hay các phương thức thanh toán online. Vì rất có thể bạn sẽ lỡ tay “quẹt thẻ” mua món đồ bạn thích trong một phút bốc đồng và không thể hoàn lại tiền được.
- Cuối cùng, bạn đừng mua quá nhiều bánh trái hay đồ ăn sẽ gây lãng phí. Bạn hãy dựa theo lượng tiêu thụ của gia đình những năm trước để ước lượng mua bao nhiêu cho vừa đủ.
Trên đây là danh sách 23 món đồ cần mua cho dịp Tết 2023 để giúp bạn giải đáp thắc mắc Tết mua gì. Cùng với những bí kíp mua sắm đồ tết, Tangquatet.vn hy vọng sẽ giúp bạn có một cái Tết đủ đầy và tiết kiệm nhất!