Tết trung thu: Nguồn gốc ý nghĩa từ đâu? Có phải từ Trung quốc không?

Theo dõi Tangquatet.vn trên Google News

Tết Trung Thu là dịp lễ diễn ra vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm, nó đánh dấu thời điểm trăng tròn và sáng nhất. Ngày tết Trung Thu mang cho mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị. Qua bài viết dưới đây, Tangquatet.vn sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc và ý nghĩa tết Trung Thu cũng như các phong tục phổ biến được lưu truyền vào mỗi dịp lễ tại Việt Nam, bên cạnh đó xem ngày tết Trung Thu ở Việt Nam có gì khác so với thế giới không nhé!

1. Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu?

Khi nói tới tết Trung Thu, chúng ta vẫn thường nghĩ rằng đây là ngày Tết có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó trong quá trình lịch sử được du nhập vào Việt Nam. Tất nhiên không thể phủ nhận rằng phong tục vui tết Trung Thu ở hai nước có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, điển tích về tết Trung Thu ở nước ta và Trung Quốc có sự khác nhau.

Theo văn hóa Trung Hoa, tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn. Vào đêm khuya rằm tháng tám, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chạm mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng.

Vua Đường sau khi thăm cung trăng trở về vẫn còn lưu luyến cảnh đẹp diệu kỳ nơi đó nên ra lệnh cho nhân dân cả nước tổ chức bày tiệc và rước đèn vào ngày rằm tháng tám hàng năm. Dần dần việc bày tiệc và rước đèn ngày 15 tháng 8 hàng năm trở thành phong tục trong dân gian.

Còn ở Việt Nam, theo nhiều tài liệu ghi lại, tết Trung Thu là ngày mà vua Lý muốn tạ ơn thần rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, dân chúng được ấm no, hạnh phúc

Nhìn chung, điển tích về ngày tết Trung Thu ở Việt NamTrung Quốc không giống nhau. Như vậy, để nói rằng tết Trung thu có nguồn gốc chính xác từ đâu thì chưa chắc chắn. Nhưng ngày Tết này được biết đến như một ngày Tết của tình thân, của sự yêu thương và sum vầy. Chúng phải biết trân trọng và gìn giữ những nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

2. Ý nghĩa ngày tết Trung Thu ở các nước Châu Á có gì khác biệt

Tuy cùng là một ngày tết Trung Thu nhưng mỗi nền văn hóa lại có những phong tục khác nhau. Cùng khám phá xem phong tục vui tết Trung Thu tại một số nước láng giềng ở châu Á nhé:

Trung Quốc

Tết Trung Thu ở Trung Quốc chỉ được gọi với tên đơn giản là tết ngắm trăng. Tuy nhiên, ngày nay, tết Trung Thu ở Trung Quốc đã trở thành biểu tượng cho sự đoàn viên. Vào ngày này, người ta sẽ tặng cho nhau những chiếc bánh Trung thu đẹp đẽ, bắt mắt, và cùng quây quần bên những người thân của mình, tận hưởng không khí ấm cúng.

Tết Trung Thu của người Trung Quốc
Tết Trung Thu của người Trung Quốc

Nhật Bản

Ngày Trung Thu ở Nhật Bản còn được gọi là ngày Zyuyoga, gắn với phong tục cổ truyền “Otsukimi” (tạm hiểu là ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùa thu). Vào ngày này, người dân đất nước mặt trời mọc thường tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu.

Tết Trung Thu ở Nhật Bản
Tết Trung Thu ở Nhật Bản

Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, ngày Rằm tháng Tám âm lịch được biết đến với cái tên “Tết Chuseok” (Lễ Tạ ơn). Vào ngày này, những người con xa xứ sẽ quay trở lại mái ấm gia đình để hưởng niềm vui đoàn viên, tạ ơn tổ tiên, cầu cho mùa màng bội thu và cuộc sống no đủ.

Tết Trung Thu là ngày bao nhiêu ở Hàn Quốc
Tết Trung Thu là ngày bao nhiêu ở Hàn Quốc

Thái Lan

Tết Trung Thu ở Thái Lan có tên gọi là “Lễ cầu trăng” là một dịp để tất cả các thành viên trong gia đình tạm gác những bận rộn của cuộc sống để cùng nhau thành tâm khấn cầu trước bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên, cầu nguyện cho những điều tốt đẹp nhất đến với bản thân và gia đình

Vào dịp lễ này, người Thái sẽ cúng bánh Trung thu hình quả đào để cầu sự ban phước và điều tốt lành. Ngoài bánh Trung Thu quả đào, người Thái còn ăn bưởi – loại quả tượng trưng cho sự viên mãn, sum vầy và ngọt ngào.

Bánh Trung Thu truyền thống của Thái Lan
Bánh Trung Thu truyền thống của Thái Lan

Triều Tiên

Vào ngày “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm thu), người dân Triều Tiên sẽ thăm mộ tổ tiên, cúng bái, sau đó sẽ cùng nhau ngắm trăng, chơi kéo co, hát múa,… Những cô gái sẽ mặc bộ trang phục đẹp nhất của họ để tham gia lễ hội. Món bánh muffin(bánh nướng xốp hình bán nguyệt với lớp bột gạo bao phủ bên ngoài còn bên trong là nhân mứt, táo, đậu,…) là món ăn biểu tượng của ngày Thu tịch tiết tại Triều Tiên.

Thu tịch tiết là dịp để người Triều Tiên bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên
Thu tịch tiết là dịp để người Triều Tiên bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên

Việt Nam

Ở Việt Nam, tết Trung Thu thường được biết đến với một tên gọi phổ biến là tết Thiếu nhi. Vào ngày này, các em sẽ được nhận những món quà xinh xắn, được xem múa Lân, được cùng các bạn rước đèn lồng và được phá cỗ.

 Tại Việt Nam, Tết Trung thu cũng chính là ngày tết Đoàn viên, tết của sự sum vầy. Cũng trong dịp này người ta mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác. Đây là dịp để gia đình thể hiện tình thương yêu, vì thế tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.

Tết Đoàn Viên ở Việt Nam
Tết Đoàn Viên ở Việt Nam

 Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

3. Các phong tục trong ngày Tết trung thu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, ngày tết Trung Thu được diễn tả trong tục: “Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp”. 

Rước đèn Trung thu

Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống… sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt.

Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Tết Trung Thu rước đèn đi chơi

Múa Lân

Đặc biệt tổ chức múa Lân trong dịp tết Trung Thu, bởi vì con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người ta thường múa Lân vào hai đêm liền 14 và 15. Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. 

Phong tục múa Lân
Phong tục múa Lân

Phá cỗ

Vào dịp trung thu mỗi gia đình Việt đều bày cỗ với đầy đủ nào là bánh trung thu, kẹo, mía, thị,bưởi, dưa hấu…tùy vào từng gia đình mà cỗ được trang trí khác nhau.

Mâm cỗ cúng trăng
Mâm cỗ cúng trăng

Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của tết trung thu. Mâm cỗ trung thu là để cúng trăng và tế trời đất cùng cầu mong cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình.

Trên đây là những thông tin mà Tangquatet.vn đã cập nhật được về nguồn gốc và ý nghĩa của tết Trung Thu cũng phong tục đặc trưng khác biệt trong dịp lễ tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Tết Trung Thu thực sự là một dịp lễ mang những ý nghĩa nhân văn được lưu truyền qua rất nhiều năm. Hi vọng bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho quý khách.