Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ ong chúa hiện nay không còn xa lạ với người tiêu dùng. Tuy nhiên, cách lấy sữa ong chúa như thế nào thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây, Tangquatet.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình lấy sữa ong chúa chi tiết, cách bảo quản cũng như những kiến thức khác về sữa ong chúa.
Sữa ong chúa là gì?
Sữa ong chúa thực chất là sữa dùng để nuôi ong chúa, chứ không phải là sữa của ong chúa. Sữa ong chúa là sản phẩm của ong thợ từ 6-14 ngày tuổi, được tiết ra nhờ sự kết hợp giữa mật hoa, phấn hoa và tuyến enzym của ong.
Sữa ong chúa có dạng sệt như sữa đặc và thường có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, đôi khi có xen lẫn một chút màu xám. Ngoài ra, sữa ong chúa có vị chua, đắng và mùi đặc biệt.
Quy trình lấy sữa ong chúa và chế biến sữa ong chúa chi tiết
1. Cách lấy sữa ong chúa tươi – sữa ong chúa lấy từ đâu?
Bước 1: Gắn các nụ giả cố định vào khung gỗ
Nụ giả dùng để đựng ấu trùng ong, làm bằng nhựa, có màu sắc, hình dáng, kích cỡ giống hệt nụ thật để đánh lừa ong chúa. Nụ giả được cố định vào khung gỗ, gọi là thanh tế bào. Mỗi khung có từ 70-90 nụ.
Bước 2: Chuyển ấu trùng từ tổ ong vào nụ giả
Để việc ghép ấu trùng vào nụ giả dễ dàng hơn, người nuôi ong sẽ đặt tổ ong lên một giá đỡ cùng một chiếc đèn sáng để nhìn rõ ấu trùng trong tổ ong. Sau đó, họ bắt một số ấu trùng ong ra khỏi tổ bằng một dụng cụ ghép đặc biệt.
Người nuôi ong sẽ tiến hành cấy ghép đưa ấu trùng ong vừa được gắp vào các nụ giả gắn trên thanh tế bào. Những con ong thợ sẽ bị đánh lừa và tưởng đó là ong chúa thật mà nhả sữa để nuôi ong lấy sữa ong chúa. Thời gian đặt từ 2-3 ngày tùy vào lượng ong và lượng nụ.
Bước 3: Đặt các nụ giả vào tổ ong để ong thợ nhả sữa Chèn thanh tế bào vào một đàn ong
Các thanh tế bào sau khi đã ghép hết tất cả ấu trùng vào các tổ ong thì sẽ được đưa vào tổ ong để ong thợ nhả sữa. Nơi đặt thanh tế bào là ở trong buồng thức ăn, nơi các ong thợ làm việc. Quá trình đặt cần được thực hiện cẩn thận để không di chuyển ong chúa cùng với con cái đến buồng thức ăn.
Dùng một tấm bìa cứng để ngăn cách buồng ấp của ong chúa và buồng thức ăn. Việc này để đảm bảo đàn ong chỉ có thể di chuyển trong phạm vi vài centimet, nhằm “thôi miên” những con ong trong buồng thức ăn từ đó bắt đầu nhả sữa vào các nụ giả.
Bước 3: Thu hoạch sữa ong chúa
Sau khi nụ đã đầy sữa thì sữa ong chúa được lấy như thế nào? Người nuôi ong sẽ lấy các thanh tế bào ra khỏi tổ và tiến hành quy trình lấy sữa ong chúa. Ấu trùng ong chúa phải được loại bỏ khỏi tổ ong giả nếu muốn lấy sữa ong chúa.
Các bạn có thể tham khảo các cách thu hoạch sữa ong chúa sau đây:
- Cách 1: Cắt nắp nụ bằng dao, dùng thìa nhỏ bằng thủy tinh múc sữa ong chúa bỏ vào lọ thủy tinh. Chú ý khi múc sữa mà gặp ấu trùng phải dùng kẹp để gắp ấu trùng ra, không làm ấu trùng vỡ nát lẫn vào sữa.
- Cách 2: Sau khi cắt nắp nụ bằng dao, dùng một ống thủy tinh như một vòi hút sữa ong chúa vào ống và gắp ấu trùng ra. Cách này có ưu điểm là hút được hết sữa chúa ra hơn so với cách múc bằng thìa.
- Cách 3: Sau khi cắt nắp nụ, gắp từng con ấu trùng chúa ra khỏi mũ chúa, sau đó lọc bỏ các tạp chất và tiến hành hút sữa lấy sữa ong chúa bằng loại máy chuyên dụng.
2. Các bước chế biến sữa ong chúa
Thông qua cách lấy sữa ong chúa từ tổ con ong, sữa ong chúa được thu hoạch và vận chuyển đến nhà máy chế biến để thực hiện chế biến và đóng hộp. Các bước cơ bản diễn ra như sau:
- Đối với sữa ong chúa tươi: rã sữa ong chúa nhuyễn ra rồi cho vào máy lọc, đóng hộp và dán nhãn mác trên bao bì nữa là hoàn thiện.
- Đối với sữa ong chúa dạng viên nén: quá trình sản xuất diễn ra phức tạp hơn. Bằng công nghệ, người ta bóc tách được những phần tinh tú và nén thành dạng viên rồi mới đóng hộp bảo quản.
Bảo quản sữa ong chúa như thế nào sau khi thu hoạch?
Sữa ong chúa sau khi lấy ra rất dễ bị hư và phân hủy. Tùy thuộc vào sữa ong chúa được lấy từ đâu sẽ có cách bảo quản riêng. Vì vậy, để bảo quản sữa ong chúa được lâu và giữ được chất lượng bạn cần lưu ý các điểm sau:
- Sữa ong chúa sau khi thu hoạch được để trong lọ kín và bảo quản lạnh. Nên bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đông của tủ lạnh nhiệt độ âm hoặc 5 độ là tốt nhất. Nếu không bảo quản đúng cách sẽ rất dễ bị hư hỏng do hàm lượng dinh dưỡng nhiều.
- Nếu để ở điều kiện thường, sữa ong chúa để được từ 2-3 ngày. Nếu để ở ngăn mát tủ lạnh, sữa ong chúa để được khoảng 6 tháng. Bảo quản trong ngăn mát là cách bảo quản thông dụng nhất nếu lượng sữa ong chúa không quá nhiều.
- Trong ngăn đá tủ lạnh, sữa ong chúa bảo quản được từ 1-2 năm tùy nhiệt độ. Với lượng sữa ong chúa nhiều thì bảo quản trong ngăn đá là cách bảo quản phù hợp. Khi cần sử dụng bạn nên đưa sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát chứ không nên đưa thẳng ra môi trường bên ngoài.
- Bạn nên đựng sữa ong chúa trong nhiều lọ nhỏ, dùng hết lọ này mới sang lọ khác. Không nên đựng trong lọ to vì việc lấy ra lấy vào nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến chất lượng.
- Nếu không có tủ lạnh, bạn có thể bảo quản sữa ong chúa trong thùng xốp giữ nhiệt với điều kiện phải thay đá thường xuyên để đảm bảo độ lạnh cho sữa. Khi vận chuyển sữa có thể áp dụng theo cách bảo quản bằng thùng xốp để giữ sữa không bị hỏng.
Một số thông tin thú vị về sữa ong chúa
1. Thành phần hóa học và sinh học của sữa ong chúa
Sữa ong chúa lấy ở đâu chính là yếu tố quyết định giá trị của nó. Sữa ong chúa bao gồm nước (50%, 60%), protein (18%), carbohydrate (15%), lipid (3%), mật (6%), muối khoáng (1,5%) và vitamin. Dựa trên phân tích quang phổ hiện đại, khoảng 185 hợp chất hữu cơ đã được phát hiện trong sữa ong chúa.
Royalactin là protein quan trọng nhất có trong sữa ong chúa. Chính hợp chất cho phép thay đổi hình thái của một ấu trùng thành ong chúa, khiến tuổi thọ của ong chúa dài hơn so với những con ong còn lại.
Sữa ong chứa cũng chứa các hợp chất hoạt tính sinh học cao, bao gồm:
- Axit 10-hydroxy-2-decenoic và các tính chất điều hòa miễn dịch.
- Axit béo, protein, adenosine monophosphate, adenosine, acetylcholine, polyphenol.
- Các hormone như testosterone, progesterone, prolactin và estradiol…
Trong đó, Acetylcholine được biết đến là chất dẫn truyền thần kinh của trí nhớ và học tập. Vì vậy, sữa ong chúa là thành phần trong các viên uống bổ não tăng cường trí nhớ. Trong khi testosterone được biết đến như một hoocmon nam giới nên sữa ong chúa cũng được coi như một loại thuốc tăng cường sinh lý tự nhiên cho phái mạnh.
2. Tác dụng của sữa ong chúa
Sữa ong chúa được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe. Hơn nữa, những sản phẩm từ sữa ong chúa còn rất phổ biến trong cả y học cổ truyền và hiện đại.
Qua nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy, sử dụng sữa ong chúa mang lại nhiều tác dụng cho con người cả về sức khỏe và làm đẹp. Có thể kể đến một số tác dụng như:
- Chữa đau đầu, mất ngủ kinh niên.
- Phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư.
- Tăng cường sinh lý nam và nữ.
- Chữa trị các bệnh về đường ruột, bao tử.
- Điều hòa huyết áp.
- Tăng cường trao đổi chất.
- Làm đẹp da.
- Ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa da.
- Giúp đẹp tóc…
3. Các sản phẩm chính chiết xuất từ sữa ong chúa
Sữa ong chúa được chiết xuất để tạo nên nhiều sản phẩm thương mại. Ví dụ như viên nang sữa ong chúa, kem sữa ong chúa, mặt nạ sữa ong chúa… Mỗi sản phẩm được dùng với mục đích khác nhau.
Viên uống sữa ong chúa là sản phẩm tiêu biểu nhất hiện nay. Dòng sản phẩm viên uống được dùng rộng rãi hơn cả vì mang lại lợi ích toàn vẹn. Bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ chữa bệnh và điều hòa hệ miễn dịch. Viên sữa ong chúa cũng được coi là liệu pháp làm đẹp tuyệt vời cho phụ nữ.
Kem và mặt nạ sữa ong chúa ít thông dụng hơn. Các chế phẩm từ sữa ong chúa chỉ dùng cho mục đích làm đẹp da mặt. Nếu bạn muốn làm đẹp da bằng sữa ong chúa thì nên kết hợp uống sữa ong chúa và dùng kem, mặt nạ sữa ong chúa. Tác động đa diện này sẽ mang lại cho bạn làn da tươi tắn.
Trên đây là cách lấy sữa ong chúa và quy trình chi tiết. Bài viết đã giải đáp thắc mắc về sữa ong chúa là gì lấy ở đâu ra, các bước lấy sữa ong chúa, cách chế biến và bảo quản sữa ong chúa sau khi thu hoạch cũng như một số kiến thức khác về sữa ong chúa.
Tangquatet.vn hy vọng bạn hiểu hơn về sữa ong chúa cũng như chúc bạn luôn khỏe đẹp khi sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ sữa ong chúa.