Không phải món bánh “thuần Việt” nhưng bánh Trung thu đã trở thành một nét đẹp đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng biết rõ hết nguồn gốc và ý nghĩa của những chiếc bánh này. Để hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung Thu bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tangquatet.vn nhé!
1. Nguồn gốc bánh Trung Thu
Bánh Trung Thu có nguồn gốc từ Trung Quốc và hình dạng bánh Trung Thu phổ biến là hình tròn, hình vuông theo phương thức chế biến thuộc kiểu bánh nướng và bánh dẻo với hương vị nhân đa dạng bên trong. Hãy cùng Tangquatet.vn điểm nhanh qua 3 sự tích ấn tượng về nguồn gốc bánh Trung Thu ngay bên dưới:
1.1. Điển tích thứ nhất
Bánh Trung Thu gắn liền với sự kiện truyền đạt tin tức vào thời Chu Nguyên Chương. Theo thông tin trên trang điện tử Người đưa tin đã đưa thông tin rằng: Vào cuối đời nhà Nguyên của Trung Quốc có 2 vị lãnh tụ bấy giờ là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn. Hai vị này đã khởi nghĩa cùng nông dân để chấm dứt giai đoạn thống trị của nhà Nguyên và để lập ra nhà Minh.
Trong quá trình hoạt động, để truyền thông tin và mệnh lệnh một cách bí mật, họ đã làm ra những chiếc bánh hình tròn để nhét vào phần nhân một tờ giấy có viết thông tin về ước định thời gian khởi nghĩa là vào lúc trăng sáng nhất (đêm rằm tháng 8 âm lịch). Khi ghép những chiếc bánh được cắt thành 4 phần và được ghép lại với nhau để đọc được thông điệp bí mật. Sau đó, bánh được ăn để tiêu hủy thông điệp.
Vì thế, người Trung Quốc về sau lấy việc làm bánh Trung Thu vào ngày rằm tháng 8 để kỷ niệm sự kiện lịch sử ấy.
1.2. Điển tích thứ hai
Nhân gian tương truyền rằng, Hằng Nga là vị thần luôn ao ước một lần xuống trần gian dạo chơi. Vào năm đó, Ngọc Hoàng mở cuộc thi làm bánh, Hằng Nga có dịp xuống trần để tìm hiểu cách làm và gặp Cuội.
Cuội ta chẳng có tài gì ngoài việc làm ra một loại bánh nướng với tất cả các nguyên liệu như trứng, lạp xưởng, thịt, hạt dưa, hạt sen. May mắn thay, loại bánh đó cực ngon và đạt giải nhất.
Trong lúc Hằng Nga bay về trời, Cuội đã bám vào gốc đa rồi bay lên cung trăng. Vì thế, mỗi khi nhìn lên mặt trăng chúng ta đều thấy một vết đen và những đứa trẻ tin rằng ấy là Chú Cuội.
1.3. Điển tích thứ ba
Tên gọi của bánh Trung Thu gắn liền với sự kiện về vua Đường Huyền Tông và Dương Qúy Phi trong tích cổ thứ ba. Sự xuất hiện của bánh Nguyệt vẫn còn kéo dài đến triều đại nhà Đường (618 – 907 Sau Công Nguyên).
Trong một lần du ngoạn vào đêm lễ hội chào đón trăng rằm, Hoàng đế Đường Huyền Tông đã vô tình ăn thử một miếng bánh và ngạc nhiên trước hương vị của loại bánh này. Đi cùng với Hoàng đế là Dương Quý Phi, bà đã ngước lên bầu trời lúc ấy và nhìn thấy trăng rất tròn nên bèn đề nghị đặt tên cho loại bánh này là bánh Nguyệt, dịch nghĩa ra là bánh vầng trăng.
Xem ngay: Nguồn gốc ý nghĩa của tết Trung Thu?
2. Đặc điểm của bánh Trung Thu ở Việt Nam
Bánh Trung Thu có tên gọi tiếng Trung là Nguyệt Bính và tiếng Anh là moon cake.
Khác với các loại bánh trung thu phương Tây, bánh trung thu ở nước ta thường có vị ngọt hơn. Bánh dẻo và bánh nướng thường có dạng hình tròn đường kính khoảng 10cm, ngoài ra còn có loại bánh hình vuông có chiều cao từ 4cm – 5cm.
2.1. Các loại bánh trung thu hiện nay
Gắn liền với ngày lễ tết này là những chiếc bánh trung thu có nhiều kiểu dáng, màu sắc và nhân bánh khá đa dạng với cấc nhân như: thập cẩm, trà xanh, dứa, phô mai, chocolate vv……Trên thị trường hiện nay có 2 loại bánh đặc trung thu là bánh nướng và bánh dẻo.
Bánh nướng
Đặc trưng của dòng bánh này là lớp vỏ mềm mịn có màu vàng ươm hoặc nhiều màu tùy theo sở thích của mỗi người dùng là nét đặc trưng cho dòng bánh nướng ngon giá rẻ.
Bánh trung thu nướng có vẻ ngoài đơn giản và mộc mạc nhưng lại được mọi người rất yêu thích không chỉ nhờ hương vị thơm ngon mà còn vì những ý nghĩa tuyệt vời của bánh. Loại bánh trung thu nướng có hai loại cơ bản là hình tròn và hình vuông.
Bánh dẻo
Không giống với bánh nướng, bánh dẻo được làm từ những nguyên liệu đã được làm chín sẵn như bột nếp, nước đường và cả nước hoa bưởi. Phần nhân bánh cũng rất đa dạng, ngoài nhân đậu xanh quen thuộc còn có nhân hạt sen… Sau những bước làm cơ bản, bánh sẽ được cho vào các loại khuôn nhựa hoặc khuôn gỗ truyền thống để tạo hình. Sự kết hợp hoàn hảo giữa các nguyên liệu đã tạo nên loại bánh dẻo vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.
Bánh dẻo thường được làm dạng hình tròn, nó không chỉ tượng trưng cho ánh trăng mà còn là hình ảnh của tết đoàn viên, sự sum vầy của các thành viên trong gia đình.
3. Ý nghĩa của bánh Trung Thu
Dù chiếc bánh Trung Thu có hương vị như thế nào và được làm theo kiểu bánh nướng hay bánh dẻo, thì ý nghĩa bánh Trung Thu có 2 ý nghĩa lớn mà bạn không thể bỏ qua.
3.1. Ăn mừng chiến thắng, thành công
Với bánh Trung Thu hình vuông thể hiện hình dáng của trời đất, đây là biểu tượng cho sự tự do, khát vọng chiến thắng và thành công trong cuộc sống.
Vị của trứng muối như tượng trưng cho những khó khăn, sự vấp ngã trong cuộc đời của bạn. Còn vị ngọt của nhân và lớp bánh tượng trưng cho sự yêu thương, chở che của những người thân yêu luôn ở bên bạn dù cho cuộc sống có khó khăn, đắng cay thể nào thì vẫn có động lực để vượt qua, vươn lên và thành công trong cuộc sống.
3.2. Thể hiện sự hạnh phúc, đầy đủ và đoàn viên
Với chiếc bánh Trung Thu hình tròn, thuộc bánh dẻo hay bánh nướng, đều thể hiện hình dáng của vầng trăng vốn là biểu tượng cho sự viên mãn, đầy đủ và đoàn viên.
Trung thu không chỉ là dịp tết đoàn viên, mà đây còn chính là một dịp hiếm hoi để những người còn trong gia đình thể hiện sự quan tâm đến cha mẹ. Con cái có dịp biếu tặng cha mẹ những hộp bánh thơm ngon thay cho những lời tri ân về tình yêu thương. Có rất nhiều người vào bếp tự tay làm bánh một cách tỉ mỉ để thể hiện tình yêu, mong ước viên mãn để làm quà biếu tặng người thân, bạn bè.
Với những chia sẻ phía trên, Tangquatet.vn hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa bánh Trung Thu cũng các đặc điểm của bánh Trung Thu ở Việt Nam.